11 Kể về lễ hội Trung thu mà em từng tham gia đạt điểm cao mới nhất

Đề bài: Kể về lễ hội Trung thu mà em từng tham gia

Bài làm

Việt Nam có rất nhiều ngày lễ, Tết truyền thống ý nghĩa, đem đến niềm vui cho tất cả mọi người. Trong số đó, Tết Trung thu, một lễ hội đã có từ ngàn đời nay, luôn được bảo toàn và lưu truyền những giá trị văn hóa quý giá của nó, có lẽ là lễ hội mà tôi thích nhất bởi ý nghĩa sâu sắc và những hoạt động thú vị xuyên suốt dịp Tết đặc biệt này.

Trung thu có nghĩa là thời điểm giữa mùa thu. Theo truyền thống, Tết Trung thu chính là ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm, hay còn gọi là ngày Rằm. Không chỉ có ở Việt Nam, Tết Trung thu còn là phong tục cổ truyền phổ biến ở nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Theo quan niệm của người phương Đông, lễ hội này còn được coi là Tết Đoàn viên, bởi vậy, vào mỗi dịp Trung thu, tất cả các thành viên trong gia đình lại sum họp, quây quần bên nhau, cùng chia sẻ với nhau những khoảnh khắc đầm ấm, vui vẻ. Tuy chỉ diễn ra trong một ngày nhưng từ trước ngày lễ này một tuần, không khí Trung thu đã tràn ngập khắp mọi nơi. Các bà, các mẹ đi chợ mua hoa quả, bánh Trung thu để thắp hương, chuẩn bị cho ngày lễ, thời điểm ấy chính là lúc những loại quả đặc trưng của mùa thu ngon nhất, ngọt nhất. Chợ trong những ngày ấy không thể thiếu bưởi, hồng, na, chuối, còn có cốm và thị tỏa hương thơm ngan ngát giữa trời gió nhẹ mùa thu nữa. Trẻ em thì được ông bà, bố mẹ sắm cho những món đồ chơi truyền thống đầy màu sắc. Nào là đèn lồng tỏa ra ánh sáng đẹp mắt, đèn ông sao, trống bỏi, còn có các loại mặt nạ được trang trí sặc sỡ,… tất cả đều được bày bán từ rất sớm, thu hút trẻ em và cả người lớn vào không khí lễ hội cả năm chỉ có một lần. Gần đến ngày Rằm, các gia đình sẽ dọn dẹp ban thờ, bày hoa quả, bánh nướng, bánh dẻo để cúng gia tiên rồi phá cỗ vào đúng đêm ngày 15.

Xem thêm:  Về tác phẩm Những trò lố, hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Kể về lễ hội Trung thu

Trung thu luôn là dịp để đám trẻ con trong khu nhà tôi tập hợp lại, cùng chơi đùa với nhau và người lớn cũng sẽ hòa chung vào không khí lễ hội vui vẻ ấy. Vào đúng ngày Rằm tháng Tám Âm lịch, sau khi đã ăn tối xong, tất cả trẻ con trong khu nhà sẽ mang theo món đồ chơi mà mình được người lớn mua cho, xếp thành một hàng nối đuôi nhau đi rước đèn quanh cả khu nhà. Trung thu đi rước đèn thì chắc chắn không thể thiếu múa lân. Bố tôi và anh hàng xóm đã học cấp ba luôn là hai người đảm nhiệm mục múa lân góp vui cho lễ hội Trung thu của khu nhà chúng tôi. Những ánh sáng sặc sỡ, những khúc nhạc vui vẻ từ các loại đèn ông sao, đèn lồng mà mỗi đứa cầm chơi trên tay hòa vào với tiếng trống và tiếng chúng tôi hát những bài hát Trung thu tạo nên không khí rộn ràng, đông vui lan tỏa khắp cả khu nhà. Đi rước đèn về chính là lúc tôi thích nhất, vì khi ấy tất cả sẽ cùng được phá cỗ, được ăn những loại hoa quả ngon nhất của mùa thu, và còn có bánh nướng, bánh dẻo đặc trưng của ngày Tết Trung thu nữa. Đây cũng chính là lúc trăng lên cao nhất, đẹp nhất và sáng nhất. Mâm cỗ ngày Trung thu rất phong phú về màu sắc và cả hương vị, có bánh nướng, bánh dẻo nhân thập cẩm, đậu xanh, hạt sen,… này, có chú cún xinh xinh các mẹ, các dì khéo tay làm từ tép bưởi này, có chuối, hồng đỏ, hồng ngâm, na, cốm… nữa. Kể bao nhiêu cho xiết những món ăn ngọt ngào ngày lễ hội dưới ánh trăng sáng ấy. Đám trẻ con chúng tôi, đứa thì thích ăn bánh nướng, đứa lại chỉ ăn bánh dẻo, cũng có những đứa lúc nào cũng tranh phần mấy quả hồng đỏ ngọt lịm, nhưng chúng tôi lúc nào cũng không quên mời người lớn trước tiên. Phá cỗ xong sẽ là thời gian cho chương trình văn nghệ mà tổ dân phố chuẩn bị cho mọi người. Trẻ con chúng tôi thì múa, hát những bài hát quen thuộc dịp Trung thu, chơi những trò chơi dân gian, truyền thống, người lớn thì ngồi cổ vũ cho con, cháu mình, cũng có khi sẽ tham gia hát cùng mấy câu. Lễ hội của cả khu nhà kết thúc, mọi người lại ai về nhà nấy, quây quần bên nhau cùng ăn hoa quả, bánh nướng, bánh dẻo và xem những chương trình nghệ thuật được trình chiếu trên ti vi nhân dịp Tết Trung thu. Bầu không khí vừa vui vẻ vừa ấm cúng, đúng như tên gọi của nó là Tết Đoàn viên.

Xem thêm:  Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong đoạn trích Đất Nước của trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm

Trung thu còn được coi là ngày Tết của thiếu nhi, nhưng với tôi, trẻ em chính là cầu nối giữa mọi người, kéo mọi người hòa chung vào không khí lễ hội rộn ràng, cũng chính là chất keo gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Mỗi khi mùa hè trôi qua, tôi lại luôn rất mong chờ đến ngày lễ này để cùng quây quần bên đám bạn trong khu và cả gia đình, cùng chia sẻ với nhau không khí hân hoan và những món ăn ngọt ngào. Tôi sẽ mãi lưu giữ những kí ức về mỗi mùa Trung thu mình trải qua như những kỉ niệm không bao giờ quên.

Hải Anh

Từ khóa tìm kiếm

  • le hoi trung THU EM THAM GIA