125 Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc mới nhất

Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Trong nền văn học của Việt Nam,văn học trào phúng đóng góp rất nhiều thành tựu xuất sắc và có ý nghĩa tuyệt vời. Nguyễn ÁI Quốc luôn lấy văn thơ ra để làm vũ khí chiến đấu và để đấu tranh tư tưởng với quân thù,khơi gợi ý chí chiến đấu của nhân dân,tác phẩm trào phúng tiêu biểu đó là truyện ngắn vi hành

Qua câu chuyện vi hành thấy được cái lố lăng kệch cỡm của vua Khải Định trong chuyến sang pháp và thật sự đáng cười chê. Tác phẩm đã tố cáo được bộ mặt thật của chính quyền thực dân và sự lừa bịp của ông vua bù nhìn Khải Định

Trước hết là chúng ta thấy được nhan đề của tác phẩm.. để đứa con tinh thần của mình người đã phải trăn trở và suy nghĩ rất nhiều,làm sao để nó toát lên được tư tưởng của tác phẩm đó là một vấn đề cần suy ngẫm.Tác phẩm gây tò mò và sự hâp dẫn cho người đọc với hai từ vi hành. Từ vi hành là để chỉ những vua chúa thời xưa đi ra ngoài xem sự tình của đất nước,đi một cách bí mật để hiểu được đời sống của nhân dân. Khi đi vi hành thì phải lấy tên thật của mình. Thế nhưng thật trớ trêu thay là ông vua này vẫn lấy tên thật của mình và đi vi hành không phải là đi bí mật xem dân tình thế nào mà là đi sang nước Pháp. Ngay với nhan đề của tác phẩm,cái tên của nhan đề đã cho ta thấy sự châm biếm sâu cay. Ông vua này thật sự không phải là giúp đất nước mà giúp nước họ xâm chiếm chính đất nước mình

Để mở đầu cho sự mỉa mai và đả kích của tên vua bù nhìn thì nhà thơ đã dựng lên một đoạn đối thoại giữa hai thanh niên nam nữ khi thấy Khải Định. Cách xây dựng truyện ở đoạn đầu tiên cho thấy tên vua bù nhìn hiện lên rõ một cách nhân thực nhất. Ở đây tác giả rất không khéo khi dùng lời lẽ của những người ngoại quốc đánh giá bằng cách kể lại cuộc nói chuyện đối thoại giữ hai đôi nam nữ cùng đi trên một chuyến càng cho thấy bộ mặt thật kệch cỡm của tên vua đó. Người mà đôi thanh niên đó nhìn thấy lại là Nguyễn Ái Quốc,sự nhầm lẫn đó đã góp phần vào sự đả kích tên vua nô lệ đó và người ta còn cho rằng bất kì người dân An Nam nào cũng có thể làm được hoàng đế cả. Từ đó cho thấy cái cách nhìn nhận của người pháp về vua Khải Định là như thế nào

Xem thêm:  Có ý kiến cho rằng hình tượng cây xà nu là một nạn nhân của chiến tranh hủy diệt, ý kiến khác lại nhấn mạnh đó là biểu tượng cho sức sống và vẻ đẹp nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống mỹ. Anh (chị) hãy phát biểu quan điểm của mình.

Chân dung của tên vua hiện ra một cách kệch cỡm dưới ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn đó là chiếc mũi thì tẹt,đôi mắt màu xanh và da thì bủng beo. Qua đó cũng phần nào giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về sự lố bịch của tên vua đó. Còn về cái trang phục thì cũng chẳng ra gì ngoài cái nón chúp đèn,ngón tay đeo đầy nhãn và hạt cườm đủ bộ rồi còn quấn cả khăn nữa chứ. Nhìn hắn lúc này chẳng khác nào một tên hề,thật là lố lăng và giống một con rối không hơn không kém một chút nào. KHông những thế đôi thanh niên nam nữ còn bêu xấu tên vua Khải Định với những trò nực cười một cách khôi hài”hôm nay chúng mình không mất tí tiền nào mà lại được xem vua ngay bên cạnh” đó là lời nói châm biếm mỉa mai và có phần khôi hài hết sức. Từ đó cho chúng ta thấy bộ mặt của tên vua này thực sự rất đáng cười,chẳng khác gì một con rối thật sự trong mắt mọi người xung quanh

Cái ý chính mà tác giả muốn nói ở đây chính là Khải Định giống nư mọt con rối tên vua hèn nhát và vô dụng để cho bọn thực dân Pháp sai khiến chỉ đạo thật là nhục nhã. Chỉ đến đây thôi chúng ta đã thấy được ngòi bút đả kích châm biếm tài tình của tác giả đối với tên vua vô dụng này. Giọng văn tuy nhẹ nhàng nhưng hết sức châm biếm và mỉa mai. Hình ảnh của nhà vuacuoois cùng thì cũng chỉ giống như một loại trò chơi rẻ tiền dưới con mắt của ngườ Pháp mà thôi

Cuộc vi hành vẫn chưa dừng lại ở đây,nếu dừng lại ở đây thì bộ mặt thật của tên vua này vẫn chưa được hiện lên rõ rệt mà tác giả đã để cho nhân vật tôi bình luận về chuyến đi sang Phá của tên vua lần này. Để tố cáo và giễu cợt thì tác giả đã đưa ra hàng ngàn các câu hỏi lấp lửng như là “Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng Đệ nhất có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?. Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, bây giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé?”.

Không chỉ là tố cáo bộ mặt vô dụng của tên vua bù nhìn mà tác giả còn tố cáo về thực dân Pháp,những người luôn tự đi nhận mình là nước văn minh là đem đến nền văn minh khai hóa cho nước ta. Thực chất người đã cho chúng ta thấy được chúng chỉ là những tên cướp nước,biến nước ta thành những dân đen nô lệ lầm than và khổ cực hơn bao giờ hết. Chính sách và chế độ của họ ban ra chính là tội ác

Qua tác phẩm này cho chúng ta thấy được một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về xã hội lúc bấy giờ,về một ông vua bù nhìn và tố cáo tội ác của thực dân Pháp một cách chân thực nhất

Nguồn: Bài văn hay

Xem thêm:  Phân tích nguyên lí tảng băng trôi trong tác phẩm Ông già và biển cả

Bài viết liên quan

  • Cảm nghĩ của em về nhân vật Lượm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu
  • Cảm nhận về người vợ trong tác phẩm Vợ nhặt
  • Lỗ Tấn và ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuốc
  • Nghị luận xã hội học đi đôi với hành học với hành phải đi đôi
  • Phân tích truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc- Văn lớp 12
  • Phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
  • Nghị luận Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
  • Bình giảng bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão- Văn lớp 12