45 [Văn mẫu học sinh] Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu mới nhất

[Văn mẫu học sinh] Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

Dàn ý chi tiết

1.

Hướng dẫn

Mở bài

Giới thiệu tác giả:

+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc

+ Ông có nghị lực sống mạnh mẽ và có cống hiến rất lớn cho đời

+ Ông có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.

Giới thiệu tác phẩm:

+ Truyện Lục vân Tiên được sáng tác vào đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.

+  Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật.

2. Thân bài

2.1. Hình ảnh Lục Vân Tiên:

Hành động đánh cướp:

Những từ ngữ tả hành động: “bẻ cây làm gậy”; “tả đột hữu xông”

=> Hành động thể hiện sự chủ động không ngại khó khăn đánh cướp. Một hành động rất oai phong của bậc nam nhi.

Hành động mạnh mẽ dứt khoát như những anh hùng trong lịch sử:

+ Như “ Triệu Tử phá vòng Đương Dang”

+ Câu thơ “ bị Tiên một gậy thác rày thân vong” cho thấy sự chiến đấu quyết liệt với bọn cướp.

Thái độ cư xử của Lục Vân Tiên

Hỏi han lịch sự: “ Ai than khóc ở trong xe này?”

Thông báo: “ Ta đã trừ dòng lâu la”

Can ngăn: “Khoa khoan ngồi đó chớ ra”

Cười phúc hậu: “ làm ơn há dễ trông người trả ơn”

=> Từ những chi tiết được tích hợp ở trên cho thấy LỤc Vân tiên làm ơn mà không cần đền đáp.

=> Nhân vật Lục Vân Tiên mang đầy màu sắc của tinh thần nhân đạo với ước mơ cao cả đáng trân trọng: đòi công lí và đem lại cuộc sống công bằng cho nhân dân.

2.2. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga

Cách xưng hô đầy vẻ nhu mì của người con gái có học: “tiện thiếp”

Gọi Lục Vân Tiên là: “ chàng”

Hành động “lạy” để tạ ơn là hành động thể hiện được sự biết ơn sâu sắc của Kiều Nguyệt Nga dành cho Lục Vân Tiên.

Thành ý đền ơn: bạc vàng, dẫn về nhà

=> Qua những chi tiết trên cho thấy Kiều Nguyệt Nga là cô gái hiền lành nết na và rất lịch sự lời nói diệu dàng: khi mang ơn phải trả ơn.

2.3. Nhận xét nghệ thuật của đoạn trích

Ngôn ngữ mộc mạc giản dị đậm chất Nam Bộ

Những ngôn ngữ đối thoại linh hoạt hấp dẫn. Tác giả ít miêu tả ngoại hình nhân vật do hoàn cảnh mù lòa chủ yếu phải dựa vào yếu tố truyền khẩu.

3. Kết bài

Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật sống động linh hoạt

Sử dụng nhiều hình ảnh, điển tích, triết luận

Đoạn trích thể hiện được khát vọng hành đạo giúp đời và. Đồng thể tạo nên hình ảnh Lục Vân Tiên là tấm gương sáng về con người tài ba dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga thì hiền hậu nết na.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

[Văn mẫu học sinh] Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Bài văn tham khảo

Mỗi khi nhắc đến mảng truyện thơ nhiều người suy nghĩ đến Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhưng người ta cũng không thể quên được tác phẩm truyện thơ rất nổi tiếng là Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu vốn là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông có nghị lực sống mạnh mẽ và có cống hiến lớn cho đời. Tác phẩm Lục Vân Tiên với đoạn trích nổi tiếng là “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã mang dấu ấn đậm nét với thông điệp: khát vọng hành đạo giúp đời và nhân phẩm cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là đoạn trích rất đặc sắc và chứa đầy thông điệp ý nghĩa nhân văn của Nguyễn Đình Chiểu. Bài thơ được viết vào những năm kháng chiến chống Pháp. Với tinh thần bất khất và nghị lực sống mạnh mẽ dù hoàn cảnh mù lòa Nguyễn Đình Chiểu vẫn để lại cho đời một tác phẩm xuất sắc. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga tái hiện lại khí chất hào hùng của bậc nam nhi dũng cảm đánh cướp cứu người. Mở đầu đoạn trích là hình ảnh Lục Vân Tiên khí chất hừng hực, hành động dũng cảm ra tay giúp người

“  Vân Tiên ghé lại bên đàng,

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.

Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

Cách dùng từ của Nguyễn Đình Chiều rất đắc và rất sắc. Từ “ghé” mang một hành động đầy nghĩa hiệp của bậc trai tráng. Bên cạnh đó còn có những hành động hết sức anh dũng như “ Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”. Cụm từ “xông vô” tạo một khí thế hừng hực không ngại chi gian khó nguy hiểm. Đúng vậy, làm trai phải đáng thân trai! Ngoài hành động thì lời nói của Lục vân Tiên cũng rất oai và khí thế, lời nói dỗng dạt “ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. Câu nói ấy như một lời răn đe bon cướp ngang ngược hung tàn kia.

Không phải chỉ có lời nói suông mà Vân Tiên còn xông pha rất oai rất đáng mặt đàn ông:

“ Vân tiên tả đột hữu xông

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang

Lâu la bốn phía vỡ tan

Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.

Phong Lai trở chẳng kịp tay

Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”

Hành động “ tả đột hữu xông” được Nguyễn Đình Chiểu miêu tả rất gay cấn kịch liệt. Một hành động mang tính chủ động. Điều đó chứng tỏ Lục Vân tiên không ngại chi bọn cướp kia. Ngầm vào đó Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện được phẩm chất kiên cường bất khuất của đấng nam nhi. Bọn:

“ Bọn lâu la bốn phái vỡ tan

Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay”

Bọn họ “hồn bay phách lạc” mà chất đất chân xáo tháo chạy. Bởi dễ hiểu rằng: lúc nào cái thiện cũng chiến thắng cái ác. Đó là một thông điệp văn minh ý ngĩa mà tác giả gửi gắm vào đoạn thơ trên.

Xem thêm:  Giới thiệu cây xoài nhà em

Ngoài hành động của một người anh hùng thì Lục Vân Tiên còn có một thái độ nho nhã của người có học thức và nhân cách cao cả. Chàng trai họ Lục hỏi han Kiều nguyệt nga rất từ tốn:

Hỏi: “ Ai than khóc ở trong xe nầy?”

Thưa rằng: “ Tôi thiệt người ngay,

Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ”

Sau khi dẹp tan bọn cướp quấy rầy đe dọa Kiều Nguyệt Nga thì chàng trai nho nhã Lục Vân Tiên cũng rất ân cần hỏi han, một hành động quan tâm cao cả ấy khiến phái nữ phải sinh động lòng. Tại sao khi đọc thơ ta lại cảm thấy mộc mạc giản dị và dễ hiểu như thế? Đó là vì ngôn từ Nguyễn Đình Chiểu sử dụng mộc mạc và đậm chất Nam Bộ. Ngôn từ ấy “hiền lành, chất phác” như đúng bản chất con người nơi đây!

Khi nghe Kiều Nguyệt Nga hối hả “lạy để tạ ơn’ thì Lục Vân Tiên động lòng. Mà đáp rằng: “Ta đã trừ dòng lâu la”. Với nghệ thuật đối đáp nhuần nhuyễn mà Nguyễn Đình Chiểu vận dụng dụng trong đoạn trích đã tạo cảm giác thích thú cho người đọc. Lời nói như một lời trấn an tinh thần cho cô gái Kiều Nguyệt Nga đáng thương tội nghiệp.

Hành động nghĩa hiệp lời nói nho nhã là những gì quý báu về phẩm chất trai tráng mà người con trai ở bất kì thời đại nào cũng rất cần phải có:

“  Khoan khoan ngồi đó chớ ra

Nàng là phận gái, ta là phận trai.

Tiểu thơ con gái nhà ai

Đi đâu nên nỗi mang tai bất kì?”

Hành động “ khoan khoan” mà Nguyễn Đình Chiểu thể hiện làm người đọc rất thích thú. Họ thích thú vì sự lịch sự và giữ mình rất cao cả của Lục Vân Tiên dành cho nàng Nguyệt Nga. Bởi mang kiến thức nho học xứng đáng với người học rộng tài cao. Nguyễn Đình Chiểu xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên rất cao quý cả về phẩm chất lẫn hành động. Ra tay cứu người không cần phải trả ơn hay báo đáp:

“ Làm ơn há dễ trông người trả ơn”

Làm ơn cứu người với mong muốn đem công bằng đến cho người dân hiền lành chứ không phải để người ta đền ơn hậu hĩnh. Có thể nói với tư tưởng tiến bộ này, Nguyễn Đình Chiểu từ xưa đã nêu ra rành mạc rõ ràng và là phẩm chất tốt cho mọi người muôn đời đều học theo hay chăng? Nhân vật Lục Vân Tiên là hình ảnh đại diện cho cho biết bao con người thời ấy với ươc mơ công lí chính nghĩa và đem lại công bằng cho cuộc sống của nhân dân.

Xem thêm:  Cảm nhận về cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu và 6 câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh ngày xuân

Ngoài hình ảnh Lục Vân Tiên có nghĩa hiệp ra tay cứu người rất đáng của người quân tử và người học rộng tài cao thì nàng Kiều nguyệt Nga lại là hình ảnh người con gái thùy mị có tình có nghĩa.

“ Trước xe quân tử tạm ngồi

Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa

Chút tôi liễu yếu đào thơ

Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.

Hà Khê qua đó cũng gần

Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng”

Cách xưng hô mà Nguyễn Đình Chiểu xây dựng cho nhân vật Kiều Nguyệt Nga mang đầy vẻ biết ơn. Xưng là “tiện thiếp” tự nhận mình nhỏ bé trươc thân phận lớn lao của Lục Vân Tiên. Bên cạnh đó còn có một hành động đầy ý nghĩa của những con người biết tình biết lý “lạy rồi sẽ thưa”. Giữa đường gặp nạn như thế này nàng chẳng có gì ngoài tấm chân tình và lòng thành ý biết ơn sâu sắc ấy. Nàng nhanh nhẹn mời Lục vân Tiên về nhà để đền đáp “ bạc vàng”. Qua nghĩa chỉ cao đẹp của Kiều Nguyệt Nga, người đọc sẽ tấm tắc khen ngợi về cách ứng xử mang đầy tình nghĩa của Kiều Nguyệt Nga. “ Bạc vàng” mà nguyễn Đình Chiểu miêu tả nhằm ngụ ý nói rằng đó là những thứ rất cao quý, Kiều Nguyệt Nga muốn mang những thứ cao quý ấy đền đáp công ơn cho Lục Vân. Nhưng với bản tính giúp người nhằm mang lại công bằng cho cuộc sống thì đâu bao giờ chàng trai họ Lục ấy nhận bất kỳ sự đền ơn nào. Cũng với ngòi bút tinh tế nhạy bén của Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng nhân vật Kiều Nguyệt Nga rất dỗi dịu dàng và nhân cách cao đẹp.

Với ngòi bút tinh tế, và hoàn cảnh mù lòa của Nguyễn Đình Chiểu ông đã chú ý miêu tả hành động nghĩa cứ cao đẹp của nhân vật hơn là miêu tả ngoại hình. Cũng rất đáng trân trọng với tài năng và ý chí kiên cường vượt lên nghịch cảnh ấy của tác giả. Ông sử dụng những câu đối thoại giữa các nhân vật linh hoạt. Ngôn từ mộc mạc đậm chất truyền khẩu. Chính phương diện ấy mà đoạn trích rất được nhân dân yêu thích và lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay.

Tóm lại, với tài năng thiên phú qua cách nghĩ lối viết. Với nghệ thuật dùng từ, miêu tả hành động tính cách nhân vật rất thực rất sắc. Đoạn trích Lục vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã trở nên gần gũi chân thực nhất đối với người đọc người nghe. Bên cạnh đó truyện thơ này còn mang một ý ngĩa sâu sắc mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm: Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, đồng thời thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời đòi lấy công bằng cho nhân dân. Đó là một hành động vô cùng đẹp và ý nghĩa cho muôn đời sau!

Ngọc Như